Bệnh hậu sản sau sinh là nhóm bệnh lý cả về tâm lý và thể chất mà sản phụ có thể mắc phải trong thời gian ở cữ, thường là 42 ngày kể từ ngày sinh. Bệnh hậu sản có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm và kéo dài. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu thêm về bệnh hậu sản và cách phòng ngừa hậu sản để có thể an tâm về sức khỏe sau thai kỳ bạn nhé.
Bệnh hậu sản là gì?
Hậu sản là giai đoạn 6 tuần kể từ ngày sinh. Khi mang thai, các cơ quan sinh dục của phụ nữ phát triển để thích nghi với việc có em bé. Sau khi sinh con được 6 tuần ngoại trừ vú vẫn tiếp tục phát triển để nuôi con, các cơ quan sinh dục dần trở lại bình thường như trước sinh.
Bất cứ sản phụ nào sau khi sinh con xong cũng sẽ bước vào giai đoạn hậu sản. Nếu sản phụ không được chăm sóc khoa học trong giai đoạn sinh con sẽ rất dễ mắc một số bệnh lý. Nhóm bệnh này được gọi chung là bệnh hậu sản sau sinh.

Nguyên nhân gây ra hậu sản
- Trong thời gian mang thai, thai phụ không được chăm sóc tốt khiến cơ thể suy nhược thiếu chất dinh dưỡng, thể lực kém.
- Trước khi sinh, thai phụ mệt mỏi, áp lực tâm lý căng thẳng kéo dài khiến cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng dẫn đến kiệt sức.
- Sản phụ không kiêng cữ khoa học sau thời gian sinh con là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh hậu sản. Đặc biệt, việc gần gũi chồng quá sớm sẽ gây nên những tổn thương tại cơ quan sinh dục khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn.
Những bệnh hậu sản thường gặp nhất
- Băng huyết sau sinh
Băng huyết sau sinh là một trong những tai biến sản khoa dễ gặp nhất trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Triệu chứng chung của băng huyết sau sinh là chảy máu nhiều sau khi đẻ thai và sổ nhau. Băng huyết khiến sản phụ bị mất nhiều máu, dẫn đến choáng váng, hạ huyết áp đột ngột, hạ thân nhiệt và vã mồ hôi,.. nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

- Nhiễm khuẩn hậu sản
Nhiễm khuẩn hậu sản là một tai biến sản khoa xảy ra ở sản phụ sau khi sinh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể là cả tính mạng của sản phụ. Vi khuẩn có thể từ chính cơ thể sản phụ, những người xung quanh, dụng cụ đỡ đẻ, thủ thuật mổ lấy thai…
Nhiễm khuẩn hậu sản có thể xuất phát từ âm đạo qua cổ tử cung, qua vòi tử cung rồi vào phúc mạc. Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể xâm nhập qua chỗ nhau bám vào máu gây nhiễm trùng máu.
+ Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo: nguyên nhân thường là do vết khâu tầng sinh môn không đảm bảo vô trùng, khâu không đúng kỹ thuật, không khâu, hoặc sót gạc trong âm đạo.
+ Viêm niêm mạc tử cung: Triệu chứng của viêm niêm mạc tử cung là sốt khoảng 38 độ C sau khi sinh, mệt mỏi, sản dịch có mùi hôi ra nhiều, có thể lẫn máu và mủ, khám thấy tử cung hé mở, tử cung co lại chậm, ấn tử cung đau.
+ Nhiễm trùng huyết: có các triệu chứng như sốt cao liên tục, nhiệt độ dao động, kèm theo rét run, triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc như môi khô, lưỡi bẩn, khó thở, da vàng, áp xe. Nhiễm trùng huyết có thể gây nên những biến chứng như viêm thận, suy thận cơ năng, viêm màng não, viêm nội tâm mạc, áp xe…

- Bế sản dịch
Bế sản dịch là hiện tượng sản dịch kéo dài quá lâu, thường trên 6 tuần từ sau sinh. Sản dịch sau sinh kéo dài từ 2 đến 4 tuần tùy cơ địa của từng chị em. Tuy nhiên sau 6 tuần sản dịch không hết, đặc biệt kèm theo mùi hôi và hiện tượng sốt đau bụng thì gọi là bế sản dịch. Bế sản dịch thường xuất hiện kèm các hiện tượng như ấn bụng thấy có cục cứng; hoặc xảy ra hiện tượng sốt nhẹ, ớn lạnh, nhịp tim không đều.
- Tiền sản giật sau sinh
Đây là một căn bệnh hậu sản hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra khi sản phụ tăng huyết áp và protein niệu xuất hiện ngay sau sinh. Thông thường, tiền sản giật hậu sản xảy ra trong vòng 48 giờ sau sinh, nhưng đôi khi muộn đến 6 tuần sau sinh. Sản phụ mắc tiền sản giật hậu sản thường sẽ có những triệu chứng như: tăng huyết áp, đạm niệu, có thể kèm theo nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau thượng vị, tiểu ít, phù, tăng cân nhanh. Tiền sản giật hậu sản có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, như:
+ Sản giật hậu sản: là chứng tiền sản giật kèm cơn co giật. Sản giật hậu sản có thể khiến não, gan và thận tổn thương vĩnh viễn. Nếu không được điều trị, biến chứng có thể gây tử vong
+ Phù phổi: Khi sản phụ bị phù phổi, nước sẽ tích trong phổi, đe dọa tính mạng người bệnh.
+ Thuyên tắc mạch: tình trạng thiếu máu nuôi, gây hoại tử các cơ quan.
+ Hội chứng HELLP: gồm giảm tiểu cầu, tăng huyết áp, tăng men gan. Hội chứng HELLP có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.

- Trầm cảm sau sinh
Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và việc chăm sóc con sau sinh có thể khiến chị em lo lắng, căng thẳng, stress, dễ nóng nảy, tức giận. Nếu hiện tượng u buồn kéo dài và với mức độ nặng sẽ trở thành trầm cảm sau sinh. Trong trường hợp trầm cảm sau sinh mức độ nặng, chị em cần được đến gặp bác sĩ tâm lý để điều trị kịp thời.
- Lên máu hậu sản
Lên máu hậu sản là tình trạng huyết áp mẹ sau sinh bị ảnh hưởng (còn gọi là cao huyết áp sau sinh). Nếu sau khi sinh hơn 12 tuần mà huyết áp của bạn không trở lại bình thường thì được xác định là cao huyết áp. Lên máu hậu sản nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như: Dày thất trái, giãn thất phải, suy tim, bệnh mạch vành, tai biến mạch não, bệnh lý về võng mạc, suy thận, tiểu đạm, bệnh lý mạch máu ngoại biên.
- Đại – tiểu tiện không tự chủ
- Táo bón và trĩ
- Tắc tia sữa, áp-xe vú
Các biện pháp phòng ngừa bệnh hậu sản
- Chăm sóc sức khỏe sản phụ
Sau khi sinh mẹ cần được theo dõi sức khỏe liên tục trong vòng 3 ngày. Ngoài 1 chế độ ăn uống hợp lý, sản phụ cần chú ý những điều sau đây:
Theo dõi huyết áp; theo dõi màu, số lượng, mùi của sản dịch
Chú ý thể chất và tinh thần để kịp thời phát hiện các tình trạng băng huyết, sản dịch, sót nhau thai, nhiễm khuẩn hậu sản…
Sản phụ nên vận động và đi lại ngay khi có thể
Theo dõi lượng nước tiểu, số lần đại tiện để hạn chế liệt ruột và bàng quang.
Sản phụ sau sinh còn cần phải giữ ấm cơ thể, không dùng quạt trực tiếp, nằm trong phòng kín không có gió lùa, không sử dụng nước lạnh.
Vệ sinh vùng kín đóng vai trò quan trọng để tránh bệnh hậu sản sau sinh. Sản phụ sau sinh nên mặc quần áo rộng rãi, thay quần áo lót thường xuyên và vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

- Chăm sóc tinh thần sản phụ
Sản phụ sau sinh cần được ngủ đủ giấc từ 8 – 9 tiếng mỗi ngày. Ngủ đủ giấc sẽ giúp phụ nữ sau sinh lấy lại sức khỏe, tránh được căng và giúp sự tiết sữa tốt.
Gia đình đặc biệt là người chồng cần phải thấu hiểu, sẻ chia những lo lắng, băn khoăn với vợ, cùng nhau chăm con để vợ có thời gian nghỉ ngơi.
Địa chỉ khám bệnh hậu sản uy tín tại Hà Nội
Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Địa chỉ: Số 43 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại (04) 8259281 – Fax (04) 8254638
Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Sản C) được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Đây chính là một trong những địa điểm khám bệnh hậu sản tốt nhất Hà Nội hiện nay. Tuy nhiên bệnh viện rất đông bệnh nhân nên tốn nhiều thời gian chờ đợi khi thăm khám.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: Số 929 La Thành, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại CẤP CỨU: 0243 8343181 – ĐẶT KHÁM: 19006922
- Cơ sở 2: Số 38 Cảm Hội, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024 6278 5746
- Cơ sở 3: Số 10 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0243 3512 424
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi cùng cơ sở vật chất đầy đủ, thuận tiện cho người bệnh. Tuy nhiên bệnh viện rất đông bệnh nhân nên tốn nhiều thời gian chờ đợi khi thăm khám.
Khoa Phụ sản – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 096 775 16 16
Bệnh viện 108 với cơ sở hạ tầng khang trang và hệ thống trang thiết bị được chú trọng đầu là nơi được nhiều chị em lựa chọn để khám bệnh hậu sản.
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3927 5568
- Số 8 Châu Văn Liêm, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 024 7300 8866
Sở hữu cơ sở hạ tầng khang trang, máy móc hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, bệnh viện Hồng Ngọc chính là một địa chỉ khám bệnh hậu sản uy tín, đặc biệt là sản phụ sẽ không cần chờ đợi lâu.
Với đội ngũ bác sĩ thâm niên chuyên khoa về sản phụ khoa cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc sẽ đáp ứng tốt nhu cầu khám bệnh hậu sản của chị em, giúp phát hiện kịp thời những bất thường và xử trí kịp thời các tình huống nguy hiểm sau khi sinh:
- Ths.Bs. Thầy thuốc ưu tú Bùi Xuân Quyền – Nguyên Trưởng khoa Sản dịch vụ – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, với hơn 40 năm kinh nghiệm;
- BSCK II. Đỗ Văn Tú – Nguyên Phó trưởng khoa Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên, được đào tạo chuyên sâu tại Bệnh viện Từ Dũ;
- Ths.Bs. Thầy thuốc ưu tú Phan Văn Quý từng tu nghiệp chuyên sâu về Sản – Phụ khoa tại Vương Quốc Anh với 32 năm kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương…
Đối với phụ nữ, việc phục hồi sức khỏe trong giai đoạn sau sinh nở vấn đề vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cả cuộc đời sau này. Hy vọng với những kiến thức chúng tôi tổng hợp về bệnh hậu sản trên đây sẽ giúp cho sản phụ và người thân có thể bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé trọn vẹn.