Sơn kim loại là thuật ngữ chỉ một loại sơn dùng để chống gỉ & phủ trang trí cho bề mặt kim loại nói chung (sắt, thép, kẽm,..) tạo nên những màu sơn sáng bóng bảo vệ hiệu quả dưới sự tác động của môi trường & con người, máy móc.
Sơn kim loại là gì ?
Sơn kim loại là thuật ngữ chỉ một loại sơn dùng để chống rỉ & phủ trang trí cho bề mặt kim loại nói chung (sắt, thép, kẽm,..) tạo nên những màu sơn sáng bóng bảo vệ hiệu quả dưới sự tác động của môi trường & con người, máy móc (theo wikipedia).
Phân loại sơn kim loại
Phân loại theo tính năng sơn
Sơn chống rỉ cho kim loại
Với cách gọi là là lớp sơn lót chống rỉ. Là lớp sơn trung gian giúp tạo độ bám liên kết giữa bề mặt kim loại và sơn phủ. Đây là hệ thống sơn đem lại sự đồng bộ giúp quá trình bảo vệ kết cấu được tốt hơn. Điểm nhận dạng lớp sơn chống gỉ cho kim loại đó là độ phủ sơn lót khá cao (từ 13 – 15m2/kg) và màu sắc nhạt, giới hạn bởi 1 số màu nhất định (phổ biến nhất là màu đỏ nâu, xám sáng)…
Sơn phủ kim loại
Sơn phủ kim loại hay còn gọi là sơn tạo màu. Đây là lớp sơn chịu tác động trực tiếp từ môi trường (nhiệt độ, thời tiết, độ ẩm…) và ngoại lực (mài mòn, va đập,…) đồng thời đảm nhiệm vai trò là lớp sơn mang lại màu sắc tạo nên thẩm mỹ cho kết cấu kim loại.
Thông thường sơn phủ màu sẽ được thực hiện với 2 lớp sơn (hoặc 3 lớp tùy theo yêu cầu) và mang lại độ dày trung bình từ 0,06mm – 0,08mm tùy theo từng loại sơn.
Phân loại theo thành phần sơn.
Sơn 1 thành phần
Sơn alkyd: dùng cho sắt thép trong nhà, bề mặt không bị ngập nước)
Sơn alkyd biến tính: dùng cho tàu thuyền, môi trường ngập mặn
Sơn mạ kẽm 1 thành phần: dùng cho bề mặt kim loại đã được tráng thêm 1 lớp kẽm
Sơn 2 thành phần
Sơn Epoxy: phục vụ chủ yếu cho các công trình công nghiệp & hàng hải.
Sơn Polyurethane (gọi tắt là sơn pu kim loại): dòng sơn này để phủ bóng hoặc đảm nhiệm vai trò chống ăn mòn kim loại môi trường cao (các công trình biển, tàu thuyền, tiếp xúc với hóa chất công nghiệp).
Vai trò của sơn kim loại cho các công trình
Chỉ với độ dày chỉ 1 phần nghìn mét nhưng đóng vai trò cực kì quan trọng. 30% tuổi thọ của các công trình sắt thép, kim loại phụ thuộc vào lớp sơn. Với khí hậu tại nước ta, việc sơn kim loại bảo vệ còn quan trọng hơn rất nhiều để bền vững và chống chịu khắc nghiệt để đạt được thời gian như kì vọng.
Sự hiện hữu của sơn từ những vật dung nhỏ nhất như: bàn, ghế, thiết bị da dụng hay những công trình lớn như: cầu đường, giàn khoan dầu khí, nhà xưởng công nghiệp. Ngoài việc đem lại tính năng, một điều cực kì thú vị đó là sơn chiếm 100% sự đánh giá vẻ đẹp bề ngoài cho các công trình.
Các thương hiệu sơn kim loại phổ biến
Có hơn 600 doanh nghiệp sản xuất sơn và hầu hết các hãng sơn lớn trên thế giới đều có mặt tại Việt Nam. Do đó, vô vàn sự lựa chọn lại là 1 thử thách không nhỏ dành cho chính bạn.
Tâm lý người Việt luôn chuộng hàng ngoại với các thương hiệu như Jotun, Expo, International, Nippon…Với 65% thị phần được phân bổ cho nhiều ngành khác nhau. Với dòng sơn nội chỉ chiếm 35% nhưng tốc độ tăng trưởng đang khả quan với nhiều hãng nội địa. Thực tế với các lĩnh vực công nghiệp lại lựa chọn sơn thương hiệu sơn nội nhiều hơn nhằm giúp tối ưu chi phí, đạt vừa đủ công năng và dễ dàng hơn khi yêu cầu tùy chỉnh về màu sắc.
Quy trình thi công sơn kim loại chuẩn
Ngoài việc lựa chọn được đúng loại sơn kim loại cao cấp thì để đảm bảo chất lượng và phát huy được hết công dụng của từng loại sơn bạn cần phải thi công sơn theo đúng quy trình.
Đầu tiên cần chuẩn bị bề mặt kim loại tốt. Từ việc làm sạch bề mặt kim loại bằng bàn chải sắt, máy mài, máy phun cát… Đảm bảo loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, dầu mỡ trên bề mặt trước khi sơn.
Với bề mặt kim loại đã từng sử dụng sơn bạn cần phải loại bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ bằng chất tẩy sơn. Sau đó tiền hành chà nhám và làm sạch bè mặt sơn như thông thường. Làm sạch bề mặt kim loại bằng giấy nhám và sau lại bằng khăn sạch
Bước thứ hai: Pha sơn theo tỷ lệ chuẩn
Với dòng sản phẩm sơn cao cấp trên bề mặt kim loại của Sơn ĐK đã pha sẵn dung môi theo tỷ lệ chuẩn, tùy theo dụng cụ sử dụng là súng phun hay con lăn mà bạn có thể pha hoặc không cần pha thêm dung môi.
Khuấy đều sơn trước khi sử dụng
Khuấy đều sơn trước khi sử dụng
Thực hiện sơn lót chống gỉ cho kim loại (1 – 2 lớp):
Sơn lót trực tiếp lên bề mặt kim loại bằng súng phun hoặc rulo, cọ quét.
Ở bước này, hãy đảm bảo toàn bộ khu vực cần sơn được phủ kín vì đây là lớp sơn trung gian, tạo độ bám tốt cho sơn phủ.
Thực hiện sơn lót chống gỉ cho kim loại từ 1 đến 2 lớp
Thực hiện sơn phủ màu cho kim loại (1 – 2 lớp):
Sau khi lớp sơn lót đã khô, bạn tiếp tục tiến hành sơn phủ màu cho kim loại lớp đầu tiên (hay còn gọi là lớp tạo màu).
Sau khi đảm bảo lớp sơn phủ màu đầu tiên được khô hoàn toàn (không phải khô bề mặt, thường từ 4 – 6h) bạn tiến hành sơn phủ màu lớp thứ 2 cho bề mặt kim loại (hay còn gọi là lớp sơn hoàn thiện). Phủ 1 – 2 lớp sơn sắt mạ kẽm cao cấp.
Trên thị trường hiện nay có vô vàn nhà cung cấp sơn phủ trên bề mặt kim loại. Nên việc lựa chọn đúng đơn vị cung cấp sơn chất lượng, uy tín với mức giá tốt không phải là điều dễ dàng, các bạn hãy nghiên cứu thật kỹ nhé.