Nỗi lo lớn nhất của hầu hết phụ nữ trong thai kỳ là đối mặt với những tai biến sản khoa, trong đó có tiền sản giật. Tiền sản giật là bệnh lý liên quan đến thai nghén ở phụ nữ, có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề cho mẹ và thai nhi nếu không được điều trị kịp thời.
Tiền sản giật là gì ? Có nguy hiểm không ?
Trong tiền sản giật bệnh học, tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý sản khoa hết sức nghiêm trọng thường xảy ra vào nửa sau của thai kỳ (từ tuần thứ 21 trở đi) đi kèm với những dấu hiệu tổn thương các cơ quan khác, thường là gan và thận, phổi. Tình trạng này có liên quan mật thiết đến việc huyết áp tăng cao khi mang thai.
Theo các chuyên gia sản khoa, nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật là do giảm lưu lượng máu đến nhau thai – cơ quan nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ.
Đa phần các triệu chứng chỉ xuất hiện sau tuần thai thứ 34 (khoảng 3 tháng cuối thai kỳ), nhiều nhất tiền sản giật tuần thứ 37. Ở một vài thai phụ, có thể xảy ra tiền sản giật sau sinh, tiền sản giật sau sinh mổ thường là trong vòng 48 giờ sau sinh.
Tiền sản giật là căn nguyên dẫn đến sản giật – một tai biến sản khoa nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Thậm chí, đây còn là nguyên nhân gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tiền sản giật có bị lại không ?
Tiền sản giật thường mắc ở lần mang thai đầu nhưng cũng có thể tái phát tiền sản giật mang thai lần 2.
- Nếu bạn bị vào cuối thai kỳ trước, khả năng bệnh xảy ra một lần nữa là khá thấp – khoảng 13%;
- Nếu bạn bị tiền sản giật nặng trước 29 tuần mang thai, khả năng bạn bị lại là 40% hoặc thậm chí cao hơn;
- Nếu bạn bị ở hai lần mang thai trước, nguy cơ bị lại ở lần mang thai thứ ba là khoảng 30%.
Những thai đã từng bị tiền sản giật ở lần mang thai trước cần cẩn trọng khi mang thai lần sau, khám thai định kỳ và thường xuyên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe để sớm có biện pháp can thiệp nếu tiền sản giật tái phát.
Các yếu tố nguy cơ tiền sản giật
– Tiền sử gia đình: Nếu mẹ/chị/em gái bạn từng bị vấn đề này, nguy cơ bạn cũng bị tai biến này sẽ tăng cao;
– Tiền sử tiền sản giật trong các lần mang thai trước
– Tăng huyết áp mãn tính;
– Mang thai lần đầu;
– Mang song thai hoặc đa thai;
– Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh cao hơn đối với phụ nữ mang thai quá sớm (dưới 20 tuổi) hoặc quá muộn (trên 35 tuổi);
– Thừa cân – béo phì trong thai kỳ;
– Khoảng cách giữa các lần mang thai quá ngắn hoặc quá dài: Có con cách nhau dưới 2 năm hoặc hơn 10 năm dẫn đến nguy cơ tiền sản giật tăng cao;
– Tiền sử đau nửa đầu, đái tháo đường, bệnh thận, có xu hướng phát triển cục máu đông hoặc lupus ban đỏ…;

Yếu tố nguy cơ mắc tiền sản giật từ thai nhi
Nguy cơ tiền sản giật cũng cao hơn ở một số trường hợp như:
Đa thai đa ối
Chửa trứng, biểu hiện tiền sản giật thường biểu hiện sớm.
Phản xạ trong căng tử cung trong đa thai, thai to.
Thiếu máu cục bộ tử cung- nhau
Triệu chứng của tiền sản giật
- Tăng huyết áp
- Protein niệu
- Phù, sưng ở mặt hoặc tay, chân
- Tăng cân nhanh chóng
- Đau đầu dai dẳng
- Tầm nhìn thay đổi hoặc mất thị lực
- Khó thở, buồn nôn và nôn đột ngột
- Đau bụng trên
Tiền sản giật nhẹ sẽ có các biểu hiện ban đầu xuất hiện sớm và hay gặp nhất như: đái ra protein trong khi bình thường trong nước tiểu của các mẹ bầu không có protein, tăng huyết áp bất thường lớn hơn 140/90mgH, bị thiếu máu với biểu hiện làn da hơi tái xanh, niêm mạc nhợt, mắt bị mờ, thị lực giảm so với bình thường.
Tiền sản giật nặng thì bạn còn nhận thấy cơ thể có một số biểu hiện bất thường như: đau nhức đầu, vùng thượng vị bị đau nhức mỏi, nước tiểu ít đi, men gan tăng, chức năng gan thận bị suy giảm. Khi kiểm tra thai kỳ nhận thấy thai nhi kém phát triển.

Tiền sản giật nguy hiểm như thế nào ?
Biến chứng tiền sản giật thai kỳ cho mẹ:
- Hệ thần kinh trung ương sản giật: Phù não, xuất huyết não – màng não.
- Mắt: Phù võng mạc, mù mắt.
- Thận: Suy thận cấp.
- Gan: chảy máu dưới bao gan, vỡ gan, suy gan.
- Tim, phổi: suy tim cấp, phù phổi cấp (gặp trong tiền sản giật nặng).
- Huyết học: Rối loạn đông – chảy máu, giảm tiểu cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch, giảm tiểu cầu.
- Tăng huyết áp mạn, viêm thận mạn.
Tiền sản giật có nguy hiểm đến thai nhi không ?
- Tiền sản giật ở bà bầu dẫn đến biến chứng thai chậm phát triển trong tử cung (Trên 50%).
- Thai chết lưu trong tử cung.
- Đẻ non (40%) do tiền sản giật nặng.
- Tử vong chu sinh (10%): Tỷ lệ tử vong chu sinh tăng cao nếu đẻ non hoặc biến chứng rau bong non.
Tiền sản giật nên ăn gì ?
Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật. Để ngăn ngừa huyết áp cao, bạn nên ăn nhạt, ăn nhiều thực phẩm giàu kali, tránh dùng kali ở dạng bổ sung.
Bổ sung các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể: Để bù đắp lượng dinh dưỡng bị thiếu hụt trong chế độ ăn uống, mẹ bầu có thể uống viên bổ sung vitamin chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm các vitamin C, B, E; axit folic, sắt, iốt, phốt pho, magie … Các vitamin nhóm B cũng rất quan trọng để giúp mẹ bầu thoát khỏi tình trạng ốm nghén. Ngoài ra, mỗi ngày bạn hãy đảm bảo dành khoảng 20 phút hoạt động ngoài trời để cơ thể duy trì được mức vitamin D cần thiết. Bạn nên trao đổi với bác sĩ sản khoa để được bổ sung vitamin D nếu cần thiết.
Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau củ quả tươi nhằm giúp cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu cùng lượng chất điện giải cao. Bơ, chuối, khoai lang, dưa chuột… là những thực phẩm giàu kali mà bạn nên ưu tiên để ngăn ngừa tiền sản giật.

Bổ sung canxi: Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung canxi đầy đủ là một trong những biện pháp phòng ngừa tiền sản giật tốt nhất. Canxi liên quan đến việc thư giãn các mạch máu để chúng không bơm máu quá nhanh. Những thực phẩm như sữa, sữa chua và phô mai, cá hồi và rau bina… là những nguồn canxi tự nhiên tốt nhất. Có đủ canxi cũng giúp nghĩa em bé của bạn phát triển tốt về hệ xương và răng chắc khỏe.
Bổ sung Omega: Tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng mà thai nhi nhận được. Vì vậy, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé so với những bà mẹ không bị tiền sản giật. Các chất dinh dưỡng góp phần phát triển não bộ như omega 3 đặc biệt quan trọng nếu bạn bị tiền sản giật. Cá là một trong những nguồn omega 3 tốt nhất. Bạn nên ăn từ hai đến ba lần mỗi tuần trong suốt thời gian mang thai. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn đang ăn cá ít thủy ngân.
Tiền sản giật không nên ăn những thứ sau đây:
- Phủ tạng động vật: như tim, gan, cật (thận)
- Mỡ động vật, bơ
- Một số gia vị cay nóng như: Hạt tiêu, gừng, ớt
- Các loại bánh kẹo ngọt, mứt chứa nhiều đường, các loại nước ngọt
- Thực phẩm chế biến sẵn như: Ngũ cốc ăn sáng, mì ăn liền, giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, mì chính, bột ngọt, hạt nêm.

Cách phòng ngừa tiền sản giật trong suốt thai kỳ
Nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc tiền sản giật, hãy lưu ý những điều sau đây để phòng ngừa tiền sản giật trong suốt thai kỳ:
- Giảm cân nếu có chỉ số BMI ở mức thừa cân – béo phì (≥ 25);
- Tránh xa thuốc lá;
- Tập thể dục thường xuyên;
- Kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu;
- Dùng aspirin liều thấp (81mg) sau 12 tuần mang thai nếu bạn có một trong các yếu tố sau: tiền sử tiền sản giật khi có bầu, đa thai, tăng huyết áp mãn tính, bệnh thận, đái tháo đường hoặc bệnh tự miễn;
- Bổ sung canxi: Nhiều nghiên cứu cho thấy thai phụ được bổ sung đủ canxi trước và trong khi mang thai sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh. Do vậy, bạn cần bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể (1.200 – 1.500mg/ngày) thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm bổ sung.
Địa chỉ khám tiền sản giật uy tín nhất Hà Nội
Nhằm đồng hành cùng các chị em trong suốt thai kỳ, khoa sản – bệnh viện Hồng Ngọc mang đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe thai sản tốt nhất để cả gia đình an tâm đón chào những thiên thần nhỏ đến với thế giới.
Khoa sản – Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ khám tiền sản giật uy tín, được nhiều mẹ bầu tin tưởng nhờ quy tụ đội ngũ bác sĩ sản khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, có khả năng theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các tình huống nguy hiểm đối với các trường hợp tiền sản giật:
- THS.BS. Thầy thuốc ưu tú Bùi Xuân Quyền – Nguyên Trưởng khoa Sản dịch vụ – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, với hơn 40 năm kinh nghiệm;
- BSCKII. Đỗ Văn Tú – Nguyên Phó trưởng khoa Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên, được đào tạo chuyên sâu tại Bệnh viện Từ Dũ;
- THS.BS. Thầy thuốc ưu tú Phan Văn Quý từng tu nghiệp chuyên sâu về Sản – Phụ khoa tại Vương Quốc Anh với 32 năm kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương…

Bệnh viện cũng sở hữu hệ thống thiết bị y tế hiện đại giúp phát hiện kịp thời các bất thường của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Đặc biệt, với gói thai sản và sinh con trọn gói, chị em có thể đăng ký ngay từ những tuần đầu của thai kỳ để được chăm sóc chu đáo, hưởng thụ những dịch vụ tốt nhất từ bệnh viện 5*.
Phụ nữ mang thai bị tiền sản giật có thể phải gánh chịu những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng và lâu dài. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ là gia tăng bệnh đột quỵ, bệnh tuyến giáp, sự phát triển của bệnh đái tháo đường và bệnh tim trong tương lai. Do đó, khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như bài viết mô tả, hãy thăm khám cụ thể tại cơ sở y tế uy tín để bác sĩ sản khoa lên phương án giúp phòng ngừa cho bạn.