Trẻ sơ sinh có hiện tượng nóng trong, bị nhiệt gây táo bón kèm theo nổi mụn nhọt, khó chịu, kém ăn gây ảnh hưởng tới việc sinh hoạt, hấp thụ dinh dưỡng khiến nhiều mẹ lo lắng. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiệt không đi ngoài được? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vì sao trẻ sơ sinh bị nhiệt?
Trẻ sơ sinh bị nhiệt hay còn gọi là bị nóng trong người có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị nhiệt là chế độ ăn uống.
Đối với trẻ sơ sinh đang trong thời kỳ bú mẹ nhưng bị nóng trong người, chế độ ăn của mẹ lại chính là nguyên nhân khởi nguồn cho nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh nói chung và chức năng tiêu hóa của trẻ nói riêng còn kém. Do đó, nguồn thức ăn dồi dào dinh dưỡng mẹ ăn vào như thịt, cá, nhiều chất đạm có thể dẫn tới việc trẻ sơ sinh bị nhiệt, nóng trong. Bên cạnh đó, chế độ ăn thiếu chất xơ chính là nguyên nhân chính dẫn tới nóng trong.
Đối với trẻ sơ sinh ở giai đoạn ăn dặm, có một sai lầm mà nhiều mẹ mắc phải là cho bé ăn dặm sớm hoặc ngay khi ăn dặm đã bỏ bú sữa mẹ. Sự thay đổi đột ngột này khiến chức năng tiêu hóa của trẻ không kịp thích nghi dẫn tới độc tố không đào thải kịp, gây ra nóng trong.
Một số nguyên nhân có thể dẫn tới trẻ sơ sinh bị nhiệt có thể do sữa công thức. Không phải loại sữa nào cũng phù hợp với trẻ sơ sinh. Việc mẹ cho trẻ sơ sinh dùng sữa không phù hợp, giàu nguồn dinh dưỡng cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị nhiệt không đi ngoài được. Bên cạnh đó, cách pha sữa quá nóng hoặc quá lạnh, gây vón cục cũng có thể là nguyên nhân nóng trong.

Trẻ sơ sinh bị nhiệt có biểu hiện gì?
Trẻ sơ sinh bị nhiệt có thể xuất hiện một số hiện tượng như:
– Da trẻ bị nhiệt trong người nổi mẩn đỏ, mụn nhọt
– Da khô, môi khô, trong miệng có thể có vết loét
– Trẻ sơ sinh bị nhiệt không đi ngoài được
– Dấu hiệu kém ăn, ngủ không ngon, đổ mồ hôi trộm
– Trẻ sơ sinh bị nóng trong đổ mồ hôi trộm
Các biểu hiện điển hình của tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiệtkể trên có thể gây khó khăn cho quá trình ăn uống, bú mẹ, trẻ khó hấp thụ chất dinh dưỡng, dễ gây đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện bị nhiệt, cha mẹ nên lưu ý và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiệt không đi ngoài được
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiệt không đi ngoài được chủ yếu do chế độ ăn uống gây nên. Vậy nên, cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt là cách khắc phục tốt nhất khi trẻ sơ sinh bị nhiệt dẫn tới táo bón.
Đối với bé sơ sinh còn đang bú mẹ
Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ sơ sinh đang bú mẹ chính là sữa mẹ. Vì vậy, mẹ nên bổ sung vào thực đơn của mình những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Nguồn dinh dưỡng dồi dào này đến từ các loại rau xanh, trái cây bổ dưỡng để con được cung cấp chất xơ cho cơ thể.
Đồng thời, mẹ nên hạn chế đồ ăn nhiều chất béo, chất đạm cũng như chất kích thích, có thể gây tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiệt không đi ngoài được.
Ngoài ra, bên cạnh việc cho trẻ bú sữa mẹ, mẹ vẫn cần cho trẻ sơ sinh uống đủ nước. Uống nhiều nước thanh lọc cơ thể của trẻ, giảm thiểu các chất độc hại, dư thừa trong cơ thể, tăng cường chức năng gan thận.

Đối với những trẻ sơ sinh đang kết hợp bú sữa mẹ và uống sữa công thức, mẹ cần lưu ý thành phần khi chọn sữa cho con. Chọn sữa công thức phù hợp với chế độ ăn uống của trẻ. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được loại sữa phù hợp.
Ưu tiên những loại sữa mát, giàu chất xơ hòa tan và có thành phần giống sữa mẹ. Bởi thời điểm trẻ đang bú sữa mẹ, hệ tiêu hóa của trẻ còn khá đơn giản và chưa thể tiêu hóa những chất giàu dinh dưỡng.
Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm
Đối với trẻ nhỏ bắt đầu ăn dặm, để phòng ngừa và điều trị trẻ sơ sinh bị nhiệt không đi ngoài được, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ:
– Bổ sung vào mỗi bữa ăn của con nguồn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin từ rau xanh, hoa quả tươi giúp làm mát cơ thể, giải nhiệt cho bé.
– Chotrẻ uống đủ nước, tránh tình trạng bị nóng trong gây táo bón
– Mẹ có thể tham khảo một trong những loại thực phẩm tự nhiên chữa nóng trong vô cùng hiệu quả là bột sắn dây có vị mát, công dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Mẹ có thể pha bột sắn cùng nước nóng, nấu khuấy đều cho bé ăn.

– Rau ngót, rau mồng tơi, rau cải là những loại rau người bị nhiệt, nóng trong người nên ăn. Ngoài ra, các loại quả giàu vitamin cần bổ sung như cam, chanh, bưởi, táo, mận,…
– Hạn chế bổ sung quá nhiều nguồn dinh dưỡng giàu chất đạm, chất béo cho trẻ.
– Tránh những loại sữa bột chứa thành phần dầu cọ, nguyên kem.