Bệnh kiết lỵ là tình trạng viêm và nhiễm trùng đường ruột, dẫn đến tiêu chảy có lẫn máu hoặc chất nhầy. Các triệu chứng bệnh kiết lỵ ở trẻ em còn bao gồm co thắt dạ dày, buồn nôn, nôn và sốt.
Bệnh kiết lỵ là gì?
Kiết lỵ là tiêu chảy ra máu, đôi khi cũng có thể có chất nhầy. Bệnh có thể xảy ra do vi trùng truyền nhiễm, ký sinh trùng và kích thích ruột do hóa chất.
Loại bệnh lỵ nhiễm trùng là bệnh lỵ trực khuẩn hay còn gọi là bệnh lỵ shigellosis. Loại này là do nhiễm vi khuẩn Shigella gây ra. Một loại bệnh kiết lỵ khác là bệnh kiết lỵ kỵ khí hay còn gọi là bệnh giun chỉ. Loại này là do nhiễm một loại ký sinh trùng đơn bào có tên là Entamoeba.
Ở Mỹ, hầu hết những người mắc bệnh kiết lỵ chỉ gặp các triệu chứng nhẹ và biến mất trong vài ngày. Tuy nhiên, bệnh kiết lỵ là một bệnh đáng lưu ý, cần phải đưa trẻ tới gặp bác sĩ để thăm khám và được chỉ định điều trị thích hợp.
Triệu chứng bệnh kiết lỵ ở trẻ em
Các triệu chứng bệnh kiết lỵ ở trẻ em khác nhau tùy theo nhiễm trùng do vi khuẩn hay ký sinh trùng.
Các triệu chứng của bệnh lỵ trực khuẩn
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các triệu chứng của bệnh lỵ trực khuẩn thường bắt đầu khoảng 1-2 ngày sau khi trẻ nhiễm bệnh và kéo dài khoảng 7 ngày.
Các triệu chứng có thể bao gồm:
– Tiêu chảy, có thể kèm máu, chất nhầy hoặc mủ
– Muốn đi đại tiện ngay cả khi ruột trống rỗng
– Đau bụng
– Sốt

Các triệu chứng bệnh kiết lỵ ở trẻ em thường kéo dài từ 5–7 ngày, một số trẻ có thể gặp các triệu chứng trong 4 tuần hoặc kéo dài hơn. Trong một số trường hợp, có thể mất vài tháng để thói quen đi tiêu của trẻ trở lại bình thường.
Các triệu chứng khác của bệnh kiết lỵ ở trẻ em:
– Đau bụng và chuột rút
– Táo bón gián đoạn
– Ớn lạnh
– Mệt mỏi
Nguyên nhân gây nên triệu chứng bệnh kiết lỵ ở trẻ em
Có hai loại bệnh kiết lỵ chính và mỗi loại lại do những nguyên nhân khác nhau gây nên.
Bệnh lỵ trực khuẩn hoặc bệnh shigellosis
Vi khuẩn Shigella gây ra bệnh lỵ trực khuẩn. Trẻ rất dễ mắc bệnh kết lỵ trực khuẩn nếu:
– Không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh
– Chạm vào các bề mặt đã bị nhiễm vi khuẩn, sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt
– Ăn thức ăn bị nhiễm vi khuẩn
– Uống nước hồ hoặc sông khi chơi dưới nước

Vi khuẩn Shigella có thể vẫn còn trong phân của một người từ 1 – 2 tuần sau khi họ ngừng gặp các triệu chứng của nhiễm trùng. Cha mẹ nên tiếp tục cho trẻ tuân thủ các thực hành vệ sinh nghiêm ngặt để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh cho người khác.
Các đợt bùng phát bệnh lỵ trực khuẩn có thể lây nhiễm ở nơi sinh hoạt đông người, như trường học của trẻ.
Bệnh kiết lỵ amip
Ký sinh trùng Entamoeba gây ra bệnh lỵ amip. Hầu hết các trường hợp của bệnh kiết lỵ xảy ra khi người ta ăn phải thức ăn hoặc nước bị nhiễm phân có chứa trứng Entamoeba .
Những người có nguy cơ mắc bệnh kiết lỵ amip bao gồm:
– Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh
– Trẻ sơ sinh
– Những người đang sử dụng corticosteroid
– Trẻ bị suy dinh dưỡng
Một số tình trạng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như triệu chứng bệnh kiết lỵ ở trẻ em mà cha mẹ cần lưu ý:
– Nhiễm trùng Escherichia coli: Một loại nhiễm trùng do vi khuẩn, do trẻ ăn thức ăn sống hoặc thức ăn nấu chưa chín, thức ăn bị nhiễm phân. Các triệu chứng có thể bao gồm: chuột rút ở bụng, tiêu chảy có thể có máu, nôn mửa, sốt.
– Nhiễm giun móc: Một bệnh nhiễm ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy ra máu. Nhiễm giun móc phổ biến hơn ở các nước có khí hậu ấm, ẩm và điều kiện vệ sinh kém. Phương thức lây truyền chính là đi chân trần trên đất bị ô nhiễm. Những người bị nhiễm trùng nhẹ có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Ngứa và phát ban cục bộ thường là dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng. Những người bị nhiễm trùng nặng có thể gặp những triệu chứng sau: đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, sụt cân, thiếu máu, mệt mỏi.
– Sử dụng kháng sinh: Sử dụng kháng sinh có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridiodes difficile. Điều này có thể dẫn đến viêm ruột già, được gọi là viêm đại tràng giả mạc (PC). Các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc như đau bụng, tiêu chảy, sốt..
Điều trị chấm dứt các triệu chứng bệnh kiết lỵ ở trẻ em
Việc chẩn đoán cần dựa vào các triệu chứng bệnh kiết lỵ ở trẻ em như đã mô tả ở trên. Đồng thời chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm phân và xét nghiệm máu sẽ giúp đưa ra liệu trình điều trị cụ thể cho từng trường hợp. Vậy nên cần thiết phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán khi trẻ có các triệu chứng bệnh kiết lỵ, không nên tự ý điều trị để tránh biến chứng cho trẻ.

Thực đơn phù hợp cho trẻ bị kiết lỵ
Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh kiết lỵ ở trẻ em, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, gồm có chất xơ, tinh bột, chất đạm và vitamin vốn có nhiều trong các loại ngũ cốc, thịt, trái cây và rau xanh.
– Khi trẻ bị bệnh, nên cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng để dễ dàng hấp thụ và không gây áp lực nên dạ dày như các món cháo, ngó sen, nước ổi, đậu xanh… sẽ rất tốt cho trẻ bị kiết lỵ.
– Bổ sung rau quả tươi trong chế độ ăn cho trẻ, nên luộc hoặc ép thành nước cho trẻ uống.
– Tăng cường cho trẻ bị kiết lỵ ăn hoặc uống nước ép trái cây, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C.
– Chia nhỏ khẩu phần ăn và tránh cho bé ăn một bữa quá no, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém.
– Bổ sung thêm nước hoặc Oresol mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước do đi ngoài nhiều lần. Ngoài ra, có thể cho trẻ uống nước muối, nước gạo rang hoặc nước dừa để tăng cường chất điện giải cho cơ thể mau hồi phục sau khi ốm dậy.
– Tăng cường cho trẻ bị kiết lỵ uống thức uống lợi khuẩn probiotic nhằm cải thiện hoạt động ruột kết.
Cách phòng tránh triệu chứng bệnh kiết lỵ ở trẻ em
– Luôn cho trẻ ăn chín – uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Nhắc nhở trẻ phải rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong.
– Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách.
– Thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng; vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
– Ðặc biệt, người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải luôn giữ vệ sinh sạch sẽ khi chăm sóc và chế biến thức ăn cho trẻ.