Bệnh lỵ là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ bị lỵ sẽ có biểu hiện mệt mỏi, mất nước vì phải đi đại tiện liên tục xảy ra liên tục trong nhiều ngày. Để điều trị căn bệnh lỵ ở trẻ em hiệu quả thì các bậc cha mẹ cần nắm rõ hơn về triệu chứng lỵ ở trẻ em.
Bệnh lỵ ở trẻ em là gì?
Tình trạng nhiễm trùng ruột ở trẻ em được gọi là bệnh lỵ hay hay tên gọi khác là bệnh kiết lỵ. Bệnh lỵ ở trẻ em do nguyên nhân từ ký sinh trùng hay vi khuẩn. Bệnh làm cho trẻ đi ngoài nhiều lần, trong phân có lẫn dịch nhày và máu.
Trẻ bị bệnh lỵ kéo dài lâu ngày dẫn đến cơ thể trẻ bị mất nước và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nểu không được chữa trị kịp thời.

Triệu chứng lỵ ở trẻ em mẹ cần biết
Triệu chứng lỵ ở trẻ em phổ biến nhất phải kể đến:
– Trẻ bị lỵ đi ngoài nhiều lần trong ngày, các lần gần nhau và liên tục. Trẻ luôn muốn có cảm giác đi ngoài thậm chí vừa đi xong.
– Triệu chứng lỵ ở trẻ em là đau quặn bụng mỗi lần đi ngoài. Số lần đi đại tiện nhiều nhưng mỗi lần số lượng phân ít, lỏng, có lẫn dịch nhầy. Nhiều trẻ nặng hơn đi ngoài có lẫn máu tươi.
– Trẻ khóc, quấy khi đi đại tiện. Sau khi đi ngoài giảm khóc và đau bụng. Bụng mềm hơn, đỡ chướng.
– Cơ thể mất nước liên tục khiến trẻ mệt mỏi, sốt nhẹ. Nhiều trẻ khi mất nước nặng hơn có thể hôn mê, ngủ li bì.
Phân chia bệnh lỵ thành 2 dạng:
Lỵ do vi khuẩn
Lỵ do vi khuẩn phổ biến hơn ở trẻ em sống tại các nước vùng nhiệt đới đang phát triển như nước ta. Đây là tình trạng bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở ruột do vi khuẩn lỵ gây ra và là một bệnh tiêu chảy khá nguy hiểm.
Triệu chứng bệnh lỵ ở trẻ em do vi khuẩn thay đổi từ thể tiêu chảy nhẹ đến các thể bệnh nặng với hội chứng lỵ và hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc.
Bệnh lỵ do vi khuẩn lây qua đường miệng khiến trẻ bị sốt, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, mót rặn, phân có nhầy máu…kéo đài làm dẫn đến suy kiệt… Trong giai đoạn trẻ bị suy kiệt, cần thiết phải điều trị kháng sinh, tăng cường dinh dưỡng, bù đủ nước & ion, cấm dùng các thuốc cầm tiêu chảy. Bệnh sẽ cải thiện sau 1 – 2 tuần.
Bệnh lỵ sẽ kéo dài, gây suy kiệt nặng ở một số trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc vi khuẩn kháng thuốc. Trẻ sẽ cần phải uống kháng sinh nhạy với vi trùng, cấm dùng thuốc cầm tiêu chảy trong trường hợp này, kèm theo việc cha mẹ cần bổ sung cho trẻ chế độ dinh dưỡng tốt, uống đủ nước.

Lỵ do amip
Các triệu chứng bệnh lỵ ở trẻ em do amip tương tự như triệu chứng bệnh lỵ do vi khuẩn nhưng nhẹ hơn, không sốt, số lần đi cầu ít hơn và thường ít gây suy kiệt, điều trị bằng thuốc diệt amip.
Ngoài ra còn một số tác nhân có thể gây hội chứng lỵ tương tự như trên, để chẩn đoán xác định cần xét nghiệm máu, xét nghiệm phân…
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lỵ ở trẻ em
Do hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện và hệ thống miễn dịch còn kèm nên trẻ là đối tượng rất dễ mắc phải bệnh lỵ khi vi khuẩn xâm nhập dễ dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng bệnh lỵ ở trẻ em đó là:
– Bệnh gây ra do khuẩn Amip – loại vi khuẩn gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến đường ruột như tiêu chảy, kiết lỵ.
– Trực khuẩn ngắn, bất động: Các loại trực khuẩn này thường gặp thuộc nhóm Shigella như Shigella Amigua, Paradystenteria,…
– Trẻ ăn các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh dẫn đến các bệnh về tiêu hóa, trong đó có bệnh lỵ.
– Trẻ lây nhiễm bệnh lỵ từ các nguồn nước, rau củ , thức ăn bị ôi thiu.
– Trẻ tiếp xúc với các động vật mang bệnh như mèo, chó…
– Trẻ không giữ gìn vệ sinh cơ thể, tay chân trước khi ăn không rửa cũng có thể gây ra bệnh.

Chấm dứt các triệu chứng bệnh lỵ ở trẻ em bằng cách nào?
Để phát hiện ra bệnh lỵ ở trẻ nhỏ cần dựa vào các triệu chứng bệnh lỵ đã nêu trên, ngoài ra cần làm thêm các xét nghiệm phân và máu để tìm nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Từ đó bác sĩ mới đưa ra cách chữa trị phù hợp. Chính vì vậy các bậc cha mẹ cần nhanh chóng cho trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài nhiều kèm sốt cao, phân lẫn máu. Tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà sẽ khiến triệu chứng bệnh lỵ ở trẻ em thêm nặng và dẫn tới nhiều biến chứng khó lường.
Cần có chế độ chăm sóc phù hợp đối với trẻ bị lỵ để tránh bệnh nặng hơn cũng như giúp trẻ tránh được sự mệt mỏi do mất nước nhiều:
– Chế độ dinh dưỡng cần có đủ 4 nhóm dưỡng chất chính là chất xơ, tinh bột, vitamin và chất đạm – vừa tăng cường hệ miễn dịch vừa bù nước cho trẻ.
– Nên cho trẻ ăn đồ ăn lỏng dễ tiêu cho tiêu hóa cũng như không gây áp lực lên dạ dày như cháo loãng, nước ổi, đậu xanh….
– Cần chia nhỏ các bữa ăn của trẻ để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
– Ngoài nước lọc, cần bổ sung thêm cho trẻ các loại nước ép giàu vitamin C để tăng đề kháng, bù nước cho cơ thể.
Bệnh lỵ ở trẻ em là căn bệnh thường gặp, vì vậy mỗi bậc cha mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức về triệu chứng bệnh lỵ ở trẻ em để có thể nhận biết sớm, phòng tránh và bảo vệ con yêu một cách tốt nhất.